HTC One (M7) - Kính cường lực (0.26mm - 2.5D)
Thông số kỹ thuật:
- Độ dày kính: 0.26mm
- Cường độ cứng: 9H
- Mài mép: 2.5D
- Hiển thị, độ nhạy cảm ứng: 99%
Trong thời gian gần đây phong trào dán kính cho smartphone phát triển mạnh mẽ. Lợi ích nó mang lại là giúp người sử dụng hiển thị hình ảnh tốt hơn, bảo vệ màn hình máy tốt hơn, chống xước tốt hơn... abc ... tốt hơn
Khi bị rơi vỡ kính, lực tác động vào kính sẽ được tản đều và rạn như hình ảnh dưới. Với các lực tác động như rơi máy bình thường, hầu như không thể làm vỡ được màn hình gốc của máy mà tất cả các lực tác động đã được kính nhận và tản đều
Rất nhiều khách hàng đi mua kính thường đơn giản chỉ quan tâm "dán cho tôi kính cường lực iPhone 5".... giá bao nhiêu? Kính cường lực cho điện thoại có rất nhiều thông số và giá thành sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào thông số. Nhiều điểm bán hàng sẽ dán cho khách hàng loại kính rẻ nhất để cạnh tranh tốt nhất
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn những thông số cơ bản và cách nhận biết kính để khi lựa chọn, các bạn sẽ là người tiêu dùng thông minh
1. Đầu tiên là kính mài mép thường và mài 2.5D
Một số khách hàng đi mua kính, người bán đều quảng cáo là kính mài mép kính nào chả mài mép, không mài thì cắt đứt tay à vì vậy hãy chú ý kính
Đặc điểm phân biệt kính được mài mép 2.5D đó là khi sờ vào mép sẽ cảm giác có độ cong mượt, còn loại thường sẽ cảm thấy có gờ và cấn tay. Mời các cụ nhìn kỹ hình ảnh trên
Lợi ích của kính mài mép 2.5D
Kính cường lực tuy chịu lực tác động, đặc biệt là lực vuông góc rất tốt nhưng lại có điểm yếu là mép kính cực yếu. Với các mép kính được tôi ở nhiệt độ cao bo cong 2.5D giúp tăng độ cứng và hạn chế sứt mép. Kính mài mép thông thường có tỉ lệ sứt mép cao hơn rất nhiều kính 2.5D
Giá thành của kính 2.5D cao hơn so với kính thường
2. Độ mỏng của kính
Mỗi một độ mỏng của kính có giá thành bán ra khác nhau, thông thường giá kính càng dày thì giá càng rẻ, kính càng mỏng thì giá càng đắt
Các bạn nhìn hình ảnh trên thì rõ và cảm nhận được từng mức độ kích thước. Nếu ra hàng, cầm 1 loại kính, có lẽ các bạn sẽ khó phân biệt được. May ra có loại kính 0.1mm mỏng cảm giác như miếng dán nhưng bẻ cái gãy luôn bạn nào muốn chắc ăn cứ bẻ thử
Trên thị trường hiện nay phổ thông nhất 1 số độ dày như:
- Giá rẻ: 0.4mm, 0.33mm
- Giá bình dân: 0.3mm, 0.26mm
- Giá cao: 0.2mm, 0.18mm, 0.15mm
- Giá đắt: 0.1mm
Kính càng mỏng thì độ nhạy cảm ứng và mức độ hiển thị càng tốt. Hãng SX nào cũng quảng cáo hiển thị 99% hay độ nhạy cảm ứng 99%... nhưng bạn nào mà hay chơi game đòi hỏi hiển thị và độ nhạy cảm ứng cao thì sẽ cảm nhận được ngay kính dày và kính mỏng
Thương hiệu của kính cũng tác động khá nhiều tới giá thành. Mỗi thương hiệu họ tự sản xuất hoặc đặt sản xuất với chất lượng tương ứng với giá trị thương hiệu của họ. Nguyên liệu có nhiều chất lượng và mỗi nhà sản xuất sẽ chọn lựa nguyên liệu sao cho phù hợp với giá thành. Chính vì vậy chúng ta có thể thấy những loại kính có thương hiệu giá lên tới 200, 300k nhưng cũng có những loại kính chỉ vài chục. Thậm chí những nhà sản xuất no name giá trị còn thấp hơn rất nhiều
Rất nhiều sản phẩm No name ghi chữ Tempered Glass và người bán nói đó là thương hiệu nhưng thực tế không phải. Tempered Glass là thuật ngữ chỉ đó là Kính cường lực dán cho điện thoại hoặc máy tính bảng chứ không phải thương hiệu
Như vậy mình đã giới thiệu tới các bạn cách phân biệt kính cường lực, các bạn nên hết sức lưu ý khi đi mua hàng.
- Độ cứng 8H ~ 9H (khả năng chống xước gấp 3 ~ 4 lần miếng dán PET)
- Hiển thị hình ảnh, nhạy cảm ứng 99%
- Hạn chế bám bẩn, bám vân tay tốt hơn nhiều miếng dán thông thường