“Xin chào quý khách đã tới: Siêu Thị Phụ Kiện Số - Phú Thái.,JSC Chechin
. /Zalo: 09 4959 4646 - 024 399 08 337
: banle.phuthai@gmail.com

Sản phẩm mới

Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa


A. Chi Phí lắp đặt cam hành trình và cảm biến áp suất lốp:


* Lắp đặt tại nhà:


  • Đối với bộ sản phẩm camera trước + sau:

- Tính phí 150.000đ đối với những địa chỉ có bán kính không quá 5km tính từ các điểm bán hàng của Phú Thái gần với địa chỉ của khách hàng nhất

- Tính phí 200.000đ đối với những địa chỉ: 5km < bán kính < 9km

- Đối với địa chỉ > 9km. Quý khách hàng liên hệ với bộ phận bán hàng để có thông tin chi tiết


  • Đối với sản phẩm camera trước:

- Tính phí 50.000đ đối với những địa chỉ có bán kính không quá 4km tính từ các điểm bán hàng của Phú Thái gần với địa chỉ của khách hàng nhất

- Tính phí 100.000đ đối với những địa chỉ: 4km < bán kính < 8km

- Đối với địa chỉ > 8km. Quý khách hàng liên hệ với bộ phận bán hàng để có thông tin chi tiết


* Lắp đặt tại các cửa hàng của Phú Thái:


- Tính phí 30.000đ đối với camera trước.

- Tính phí 120.000đ đối với bộ camera trước + sau.

- Phí lắp đặt thêm cảm biến áp suất lốp:

+ Van Ngoài là: 100.000đ.

+ Van Trong là: 150.000đ + Cân bằng động (thêm: 100.000đ).


* Lắp đặt cam Nghị Định 10.


- Công lắp đầu ghi phí: 200.000đ.

- Phí lắp mỗi mắt cam là: cam trong: 50.000đ còn cam ngoài: 100.000đ.


B. Chi Phí lắp đặt cam quan sát trong nhà và ngoài trời (sân vườn, kho, nhà xưởng, đường...).


Miễn phí hướng dẫn kết nối và cài đặt tại điểm bán hàng của Công ty hoặc qua điện thoại, Zalo...


- Lắp đặt (khoan) và cài đặt đơn giản: hết khoảng 30 đến 45 phút.


+ Thi công không dùng thang: phí là 120.000đ/ 1 chiếc.

+ Thi công phải dùng thang: phí là 150.000đ/ 1 chiếc.


- Lắp đặt (khoan) phức tạp (đi dây điện, tìm nguồn điện, đi dây mạng và leo trèo nguy hiểm...):  


+ Phí mỗi chiếc giao động từ: 200.000đ đến 400.000đ (tùy từng trường hợp).

+ Các việc khác phát sinh (nếu có) phí: 100.000đ (từ 30 đến 45 phút).

=> Chú ý: Khảo sát thực tế và báo giá trước khi thực hiện thi công lắp đặt.


C. Phí lắp đặt chưa bao gồm các phụ kiện phát sinh (nếu có): quý khách có thể tự mua.


- Dây điện, ổ cắm (âm và dương), ổ cắm chia nguồn điện, Hộp kỹ thuật, dây đổi nguồn... 

- Dây mạng, hạt mạng, bộ chia tín hiệu mạng Lan (Switch), bộ phát wifi không dây...

- Máng, ống ghen luồn dây điện, dán 3M, đế treo và giá treo chuyên dụng... ốc, vít nở...


D. Kích Pin Rời cho điện thoại và máy ảnh theo cách thủ công khá hiệu quả:


Kích thủ công khi pin điện thoại bị kiệt khá hiệu quả


Cách làm này có hiệu quả với pin đã dùng nhiều hoặc để quá lâu chưa sạc (xả pin một thời gian dài mà không sạc), bây giờ sạc không vô pin nữa.… Bạn có thể tự thực hiện tại nhà như sau:


Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị:


  • 1 viên pin 9V (như hình càng tốt)
  • 2 đoạn dây điện tầm 3-5 cm
  • Băng keo an toàn
  • Quả pin “bị chết”.

Cách kích pin điện thoại bị kiệt thủ công như sau:


  • Kết nối 2 đoạn dây điện với 2 cực của viên pin 9V
  • Kết nối 2 đoạn dây điện với 2 cực của quả pin, không được kết nối nhầm cực
  • Để cho 2 viên pin kết nối từ 10 đến 60 giây, hoặc đủ lâu để pin ấm lên
  • Khi pin ấm lên, gỡ dây điện ra ngay. Lưu ý là không được sạc đầy pin theo cách này
  • Gắn pin vào điện thoại hoặc máy ảnh, tiếp tục sạc với củ sạc bình thường sau đó thử ấn mở nguồn điện thoại hoặc máy ảnh.

E. Cách kích pin liền khi bị liệt


Điện thoại pin liền khó kích pin hơn so với pin rời


Điện thoại pin liền khó kích pin hơn so với pin rời


Điện thoại ngày nay hầu như sử dụng pin liền, rất khó để áp dụng các thủ thuật như đã chia sẻ ở trên. Hãy thử khôi phục quả pin của những mẫu điện thoại này theo những bước sau:


  • Kiểm tra cổng sạc xem có nước, bị ăn mòn, cong hay gãy chân không?
  • Nếu thiết bị không lên nguồn, nhấn nút nguồn và giữ trong 5 đến 10 giây. Nếu máy lên, pin vẫn ổn, có thể sạc bình thường. Dùng củ sạc và dây sạc chính hãng để cắm sạc, khi cắm sạc thì thử mở nguồn. Nếu máy không lên, chờ 1-2 phút rồi thử lại.
  • Để ý đèn LED của thiết bị, đèn LED của củ sạc có sáng như bình thường không? Nếu pin quá yếu, màn hình có thể hiện ra màu trắng trong 5 phút, trước khi hiện ra thông báo pin yếu. Lúc này phải tốn đâu đó 15 phút đến 2 giờ để máy khởi động lên.
  • Nếu thiết bị không lên nguồn, hãy thử cắm điện thoại vào máy tính. Rất nhiều trường hợp sạc qua máy tính giúp “hồi sinh” quả pin đã chết sau 45 phút đến 2 giờ đồng hồ. Sau khi máy lên, sạc lại bình thường.
  • Khi kết nối với ổ điện, thử nhấn tổ hợp nút nguồn, tăng và giảm âm lượng trong 1-2 phút, có thể sẽ giúp mở nguồn thiết bị nếu như nhấn chỉ mỗi nút nguồn nhưng máy vẫn không lên nguồn.

F. Tăng thêm thời hạn sử dụng và kích pin bằng cách: Làm lạnh quả pin


Làm lạnh quả pin để kích pin bị kiệt


Cần cẩn trọng khi sử dụng mẹo này để kích pin bị kiệt


Nghe có vẻ “sai sai” nhưng đây là cách giúp kéo dài tuổi thọ quả pin, bởi ở nhiệt độ thường, khả năng rò rỉ năng lượng là có, môi trường nhiệt độ thấp sẽ tạm thời hạn chế hiện tượng này.


Tuổi thọ pin được nâng cao giúp mang lại cho quả pin chu kỳ sạc lớn hơn so với bình thường.


Cách làm như sau:


  • Gói pin bằng giấy báo cũ và bỏ vào bao ni lông (2 lớp). Tất cả bỏ trong túi nhựa kín để tránh bị ướt
  • Đặt pin vào trong ngăn đông tủ lạnh trong 3 ngày rồi lấy pin ra
  • Tháo hết các lớp bảo vệ, để pin ở nơi khô ráo trong 2 ngày, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Lắp pin trở lại điện thoại / máy ảnh hoặc cốc sạc nhưng không bật nguồn mà cắm sạc trong 48 giờ
  • Sau khi sạc xong, mở điện thoại / máy ảnh lên và kiểm tra pin.

Nếu cách kích pin điện thoại / máy ảnh bị kiệt thành công, bạn sẽ có thể sử dụng tiếp quả pin với chiếc điện thoại / máy ảnh của mình thêm một thời gian nữa, và từ giờ thì đừng bao giờ để nó sập nguồn nữa nhé.


G. Nên bảo trì pin điện thoại hàng ngày


Nên lưu ý bảo trì quả pin của chiếc smartphone


Nên lưu ý bảo trì quả pin của chiếc smartphone


Nói gì thì nói, việc để cho quả pin cạn kiệt đến sập nguồn rồi kích lại là điều không nên một chút nào, bạn nên chăm sóc kỹ cho quả pin ngay từ đầu. Lý tưởng nhất là duy trì trạng thái pin đạt 50%, sạc đến 80%, nếu không dùng thì nên sạc pin trong khoảng 50-60% mỗi tháng. Khi điện thoại sắp hết pin, hãy bật tiết kiệm pin hoặc nhanh chóng mang đi sạc.


Tránh sạc điện thoại qua đêm, có thể đây là một thói quen, nhưng thói quen không tốt này có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của quả pin.


Mỗi quả pin đều có một quãng đời nhất định, mặc dù những phương pháp ở trên có thể giúp hồi sinh quả pin bị chết nhưng không nên dựa vào nó vì không phải trường hợp nào cũng thành công. Nếu pin hỏng, người dùng có thể dễ dàng thay thế bằng một quả pin mới vì ở thời điểm này, việc thay pin đã dễ dàng và giá cả cũng rẻ hơn nhiều.